ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ (Dành cho các lớp CĐN ĐTCN 22) Hình thức thi : Tự luận (Sinh viên được phép sử dụng 1 tờ giấy GHI T...
ĐỀ
CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KỸ THUẬT XUNG SỐ
(Dành
cho các lớp CĐN ĐTCN 22)
Hình thức thi: Tự luận (Sinh viên được phép sử dụng 1
tờ giấy GHI TAY A4)
PHẦN 1: KỸ THUẬT XUNG
- Mạch RC
+ Sơ đồ mạch tích phân và vi phân RC
+ Dạng sóng điện áp trên điện trở và
tụ điện
+ Công thức tính thời hằng, tính điện áp trên linh kiện tại một thời điểm
- Mạch đa hài phi ổn dùng IC 555
+ Sơ đồ mạch điện
+ Công thức tính toán các thông số của
xung
+ Thiết kế mạch tạo xung vuông dùng
IC 555
PHẦN 2: KỸ THUẬT SỐ
- Chuyển đổi qua lại giữa các hệ thống số
- Ký hiệu và hoạt động (bảng trạng thái) của các cổng logic
- Các định lý trong đại số Boole
- Các phương pháp biểu diễn và rút gọn hàm logic
- Phương pháp thiết kế mạch logic
- Ký hiệu, hoạt động của các loại Flip-Flop
JK, T và D
- Sơ đồ mạch, hoạt động, dạng sóng của mạch
đếm không đồng bộ dùng FF
- Mạch đếm lên/xuống 1 số dùng IC 74 192, số
đếm bất kỳ.
CẤU
TRÚC ĐỀ THI
(Tham
khảo)
PHẦN 1: KỸ THUẬT SỐ (8 điểm)
Câu 1: Chuyển đổi qua lại
giữa các hệ thống số và mã số
Ví dụ: Chuyển đổi qua lại giữa
các hệ
thống số sau:
- Chuyển số thập phân
294 sang số nhị phân, bát phân và thập lục phân
- Chuyển số thập lục
phân 6B8F sang số nhị phân, bát phân và thập phân
- Chuyển số nhị phân
101101101110 sang số thập phân, bát phân và thập lục phân
- Chuyển số bát phân
2475 sang số thập phân, nhị phân và thập lục phân
Câu 2: Thiết kế mạch tổ
hợp
Dạng 1: Vẽ mạch logic, thành lập bảng
trạng thái của mạch
Ví dụ: Một mạch logic có hàm ngõ ra như sau: Y = /A.B + C
a. Vẽ mạch logic từ hàm Y đã cho
b. Thành lập bảng trạng thái của mạch
Dạng
2:
Thiết kế mạch logic có 3 hoặc 4 ngõ vào
Ví dụ: Một mạch logic hoạt động theo bảng trạng thái sau:
a. Viết hàm logic ngõ ra theo dạng tổng các tích hoặc dạng tích các tổng
b. Đơn giảm hàm logic ngõ ra dùng phương pháp đại số hoặc bìa Karnaugh
c. Vẽ mạch logic từ hàm ngõ ra đã rút gọn
Câu 3: Thiết kế mạch đếm
Dạng 1: Thiết kế mạch đếm không đồng bộ sử dụng FF-JK hoặc
FF-T
Ví dụ 1:
-
Thiết kế mạch đếm không đồng bộ 3 bit đếm lên sử dụng FF có xung Ck tác động cạnh xuống.
-
Thiết kế mạch đếm không đồng bộ 3 bit đếm xuống sử dụng FF có xung Ck tác động cạnh xuống.
-
Thiết kế mạch đếm không đồng bộ 3 bit đếm lên sử dụng FF có xung Ck tác động cạnh lên.
- Thiết kế mạch đếm không đồng bộ 3 bit đếm xuống sử dụng FF có xung CK tác động cạnh lên.
a. Vẽ sơ đồ mạch đếm
b. Vẽ dạng sóng ở các ngõ ra của mạch đếmc. Viết bảng trạng thái của mạch đếm
Ví dụ 2: Thiết kế mạch đếm không đồng bộ sử dụng FF-JK hoặc
FF-T có số đếm từ 0 đến 5.
Dạng 2: Thiết kế mạch đếm sử dụng IC 74 192
Ví dụ: Cho sẵn sơ đồ
chân của các IC đếm 74192 và IC giải mã, LED 7 đoạn.
a. Hãy vẽ mạch đếm
lên từ 0 đến 9.
b. Hãy vẽ mạch đếm
xuống từ 9 về 0
c. Hãy vẽ mạch đếm
lên từ 2 đến 8
e. Hãy vẽ mạch đếm lên
từ 2 đến 6
d. Hãy vẽ mạch đếm
xuống từ 7 về 3
f. Hãy vẽ mạch đếm
xuống từ 8 về 1
Giải thích cách chọn IC giải mã cho LED 7 đoạn tương ứng; giải thích hoạt động của mạch
PHẦN 2: KỸ THUẬT XUNG (2 điểm)
Câu 1: Mạch RC
-
Cho sơ đồ mạch RC, xác định mạch đã cho là mạch gì? (Nhận biết dạng mạch)
-
Cho tín hiệu vào là xung bước, vuông đơn, yêu cầu vẽ dạng xung tại ngõ ra của mạch
vi phân, tích phân RC.
-
Tính thời hằng của mạch
Ví dụ 1:
Cho mạch tích phân RC. Tín hiệu đưa vào mạch là xung bước có biên độ 5V. Biết R=100W
và C=100uF.
a. Hãy vẽ dạng sóng ngõ ra của mạch theo dạng sóng ngõ vào.
b. Tính thời gian để tụ nạp đầy, biết khoảng thời gian này bằng 5T (T là thời hằng).
c. Tính điện áp trên tụ điện tại thời điểm t = 2T.
Ví dụ 2: Cho mạch vi phân RC. Tín hiệu đưa vào mạch là xung vuông đơn có độ rộng 2ms và biên độ 5V. Biết R=1kW và C=10uF.
a. Hãy vẽ dạng sóng ngõ ra của mạch theo dạng sóng ngõ vào.
b. Tính thời gian để tụ nạp đầy, biết khoảng thời gian này bằng 5T (T là thời hằng).
c. Tính điện áp trên tụ điện tại thời điểm t = 2T.
Câu 2: Mạch dao động đa
hài phi ổn dùng IC 555
Ví dụ : Cho mạch dao động đa hài phi ổn dùng IC555 như
hình bên. Tụ C1 = 10µF a. Cho RA = 1KΩ; RB = 4,7KΩ.
Hãy tính tần số dao động của mạch, vẽ dạng sóng ngõ ra tại chân số 3. b. Hãy tính RA; RB và tần số
dao động f, vẽ dạng sóng ngõ ra tại chân số 3 biết ton = 15ms và toff
= 10ms c. Hãy tính RA; RB biết mạch
có chu kỳ T = 100ms và ton = 2toff |
|
COMMENTS